Trong những ngày cuối cùng của mùa
Vọng sắp qua, tôi nhìn lại sự xoay vần của nhịp sống, nhìn lại những cao độ cao
vút đưa tôi đi xa và làm cõi lòng tôi chưa đủ điều kiện để cho Hài Nhi Cứu Độ
ngự vào. Mỗi người đều dọn mình đón mừng Chúa tới bằng nhiều cách thế khác
nhau. Có người chọn cho mình những việc làm từ thiện để làm nên danh tiếng, có
người chọn cho mình những âm thầm, hy sinh nhỏ bé hầu vì tình yêu và sự cho đi
quảng đại.
Tôi là sinh viên nên thấy mình được
mời gọi làm những điều âm thầm thôi. Một lần, đi tình nguyện tôi đã gặp những
anh chị em cùng “chí hướng”, những anh chị em có một tình yêu mãnh liệt với trẻ
em, đặc biệt hơn nữa là trẻ em bị bỏ bên lề xã hội, những trẻ em HIV. Tôi yêu mến
tụi nhỏ và tới dạy học cho chúng mỗi tuần. Khi tôi dạy chúng, không chỉ tôi được
dạy mà tôi còn học luôn với chúng, học những điều nhỏ bé nhất mà đôi khi những
người thiết nghĩ mình trưởng thành còn thua xa chúng. Đa phần, các bé bị cha mẹ
bỏ, bé tôi dạy thì mất cả cha, cả mẹ, tình thương mà em lâu nay em được chỉ gói
trọn trong tình yêu của nhà thờ, của các cha, các sơ, các cô giáo lý viên, của
trung tâm bảo trợ xã hội. Nhưng các em luôn có một tình yêu với người khác, bằng
nhiều cách khác nhau, các em luôn để dịp cho tình cảm của mình dành cho mọi người
được thể hiện. Đó là những câu chuyện dài kể về cha mẹ chúng, mà trong ấy những
đứa nhỏ không trách móc, không ghét bố mẹ vì chúng hiểu công sinh thành là lớn
lao. Có những hành động nhỏ bé như viết những dòng thư gửi cho người dạy mình, biết
cách phòng bệnh lây nhiễm cho anh chị dạy học cho mình, thường xuyên nói lời
yêu thương tới những người giúp đỡ mình… Trẻ em HIV thật đáng yêu vậy! Nhưng
sao các em vẫn còn ở ranh giới giữa sự quan tâm và bỏ lại? Vẫn luôn bị gạt ra
bên lề xã hội, chịu đựng những thành kiến và sự tổn thương?.. Phải chăng, chúng
ta sống quá nhanh để không có thời gian để ý rồi yêu thương những con người
đáng thương như thế? Tản bộ quanh các khu vực công viên, bờ hồ… hay khi ngồi
trò chuyện với nhau chúng ta cũng ít nhiều bắt gặp những hình ảnh mọi người
“trao” đôi tay của mình cho bàn phím màn hình điện thoại, lướt nhanh những dòng
tin tức, nhưng lại chẳng thể chậm lại một chút trao đôi tay ấy dìu một bà cụ
qua đường, đỡ gánh hàng cho người bán hàng rong hay chỉ là dùng đôi tay nhặt
bao nilong hay vỏ nhựa quà bánh bị vứt ra đường, hay là dành thời gian cho hết
cuộc trò chuyện. Ta cũng sẽ bắt gặp những ánh mắt vô cảm, thờ ơ, đảo thật nhanh
khi gặp những chuyện bất bình, chẳng thể chậm lại dù chỉ một nhịp để ánh mắt ấy
trao yêu thương và sự trìu mến tới người gặp nạn. Những lời nói gấp gáp, thật
nhanh rồi thành lèo lái để đạt được mục đích tốt với phương tiện xấu gây tổn
thương tới anh chị em mình. Có lẽ, chúng ta sống quá nhanh, sống quá vội để bỏ
lỡ đi những viên gạch xây nấc thang lên thiên đường.
Thời gian này, rong ruổi khắp phố
phường chúng ta đều bắt gặp những ánh đèn lung linh, những cây thông, ông sao
Noel được trang trí lộng lẫy nơi các Thánh đường, những bản tình ca Giáng sinh
du dương vang lên đuổi theo bước chân của người đi đường… Nhưng dòng người cứ
đi, cứ đi, chẳng chậm lại, chẳng dừng chân để tận hưởng không khí thiêng thánh,
rộn mừng ấy đón mừng một mùa Giáng sinh sắp tới.
Sống chậm lại, dù chỉ một chút thôi!
Để cho tâm hồn chúng ta trở thành tiếng kêu trong hoang địa khô cằn, nơi đó có
ta và Chúa, có cõi lòng là cung thánh, là máng cỏ đơn sơ, nhỏ bé cho Chúa ngự
vào. Để mỗi mùa Giáng sinh, chúng ta được mời gọi thực hiện một sứ mạng nào đó.
Để cho Chúa hoạt động chứ chẳng phải ta hoạt động, để “Tôi sống nhưng không phải
tôi sống, mà là chính Đức Ki-tô sống trong tôi”, sống chậm rãi không trì hoãn,
sống bình yên và trao ban, sống cho đi mà không vội vã nhận lại.
Sống chậm lại, chậm lại một nhịp thôi!
Cho con tim thút thít lên tiếng lòng
Dẫu nó có long đong, bộn bề quá
Cũng được dịp dọn sửa cho tươm tất
Để hất hết những phù phiếm lẳng lơ
Chẳng sống trong mơ cũng chẳng ảo tưởng
Sống tận hưởng thứ Tình Yêu không tên
Tình từ Ơn Trên hạ sinh xuống làm Người!
Hoàng
Anh
Đăng nhận xét
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.