Dịp cận Tết vừa rồi, tôi có cơ hội được ghé thăm vùng truyền
giáo xa xôi của tỉnh Bắc Kạn đó là gíao họ Pác Nặm và các bản làng thuộc giáo
họ Pác Nặm. Đến với những anh chị em người Kinh di dân và những người anh chị
em H’mông trên đỉnh những ngọn đồi xanh bạt ngàn. Với một người đã gắn bó với
anh chị em đồng bào H’mông ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ hơn 6 năm qua, cơ
hội lần này cho tôi một trải nghiệm rất thú vị và khá đặc biệt với những con
người ở đó.
Từ Sài Gòn trở ra dịp cận Tết, tôi đón một không khí lạnh, tê
tái luôn. Dịp cuối năm ai cũng bận rộn chúc Tết, nên cha quản nhiệm ở điểm
truyền giáo cũng không có nhà, giáo dân cũng bận rộn với những món hàng và
những phiên chợ liên tục trong gió trời lạnh buốt của vùng cao. Mọi người ở
giáo họ vùng truyền giáo này ai cũng thân thương hết cả.Tôi cũng tất bật đón
đưa con cái họ đi học, rồi chở những món hàng tới chợ phiên, nhịp sống cuối năm
thật làm con người ta xoay vần biết mấy. Tôi xin đi lên bản ở với anh chị em
H’mông.
Không phải là lần đầu tiên tôi đến với người đồng bào, nhưng sự
gần gũi và thân thương ở đây cho tôi cảm giác thân tình ngay từ những cái chạm
đầu tiên. Nhà nơi tôi lưu trú thuộc một trong 7 giáo điểm truyền giáo mà cha
quản nhiệm Phêrô Nguyễn Quang Doãn đảm nhận. Từng cử chỉ, từng hành động và mỗi
lời nói khi chia sẻ về chính mình, về đời sống và về vị mục tử của mình, tôi
cảm nhận như đây là một gia đình, có vị cha chung rất đỗi gần gũi và mang đầy
hương vị tình thân ở nơi con cái các điểm bản.
Những nơi tôi đã từng đi qua, có lẽ đã là cái nôi của vùng
truyền giáo nên mọi việc đạo đức đã thành cái nếp nhưng nhiều khi cũng lộn xộn
vì vài “thành phần”. Rồi ngay cả khi cái ăn, cái mặc họ còn chưa đủ thì việc
thờ phượng đâu đã thành toại được. Tôi cũng hiểu điều đó, nên đến mỗi điểm, tôi
luôn ước mong rằng: cánh đồng truyền giáo là đây. Mảnh đất này chỉ đợi thợ gặt
lành nghề đến và cắt tỉa, gọt giũa là bằng đời sống chứng nhân của mình, chứ
không phải bằng những gì mau qua chóng mất nơi vật chất, nơi quyền hành và
những giáo sĩ trị nơi những “người bạn” của Chúa ấy. Ở điểm truyền giáo nơi Pác
Nặm xa xôi này, tôi thấm thía điều đó hơn và êm lòng khi thấy được những đổi
thay trong cách truyền giáo của vị mục tử ở vùng này. Con cái không bị phụ
thuộc vào những mau qua chóng mất ấy, họ tin và tìm Chúa thực sự bằng đời sống
cầu nguyện và họ tin rằng “có
Chúa luôn ở với mình, ngự trị nơi vùng trời mình ở, canh giữ hết mọi thứ ngay
cả những con vật nuôi trong nhà trong nương trong rẫy”. Ôi thật
tuyệt vời biết bao!
Có một trải
nghiệm rất thú vị mà làm tôi nhớ tới giờ, đúng dịp Tuần Thánh chuẩn bị bước vào
Tam nhật Thánh – đỉnh cao của Phụng vụ, tôi liên hệ để chia sẻ. Ở vùng truyền
giáo ấy, cha quản nhiệm Phêrô đã đảm nhận hết tất cả, có đủ các đồng bào Kinh,
H’mông, Dao và đủ các tôn giáo. Chắc hẳn, vị mục tử cũng đã vật lộn rất nhiều
và bước trên những sỏi đá gập ghềnh biết mấy. Khi ở bản, tôi đã được đi thăm
hết các anh chị em, có cả lương dân và cả những anh chị em Tin Lành, ai cũng có
chút đọng lại về hình ảnh của vị mục tử ở nơi đó. Rồi khi trở lại với anh chị
em của mình, tôi hỏi một người giáo dân trong bản là: “Có bao giờ chú bán cha cho ai chưa?” Ông
chú người H’mông da mặt mềm nhũn, đôi mắt một mí đặc trưng chợt ửng hồng cùng
với những đồi mồi tuổi xế chiều thốt lên: “Tsis! Tsis yog” (Không, Không!). Rồi
ông bắt đầu kể ra nhiều thứ để khẳng định với tôi rằng không có lý do gì để bán
vị mục tử của mình cho ai khác. Việc ông chú hiểu từ “bán” ở đây nghĩa là kể
xấu cha với người Tin Lành và cả việc cha sẽ phải rời khỏi điểm truyền giáo của
họ mà đi. Nghe thật dễ thương, làm cho lòng tôi rộn nhịp với bao hân hoan. Và
tin chắc rằng, việc truyền giáo trên cánh đồng đại ngàn này đã làm cho lòng
nhiệt thành và những bước chân rao truyền của vị mục tử tín thác. Nhìn lại
trong tâm tình Tuần Thánh này, chúng ta được nghe nhiều về việc Giuđa đã bán
Chúa 30 đồng bạc thấy bẽ bàng biết mấy để Giêsu phải chịu đau khổ, vác Thập
giá, đi con đường lên đồi Gongotha rồi chịu đóng đinh cho đến chết và Ngài Phục
Sinh vinh quang. Chúng ta tự hỏi rồi mình đã bán Chúa hay những người đại diện
Chúa ở trần gian này cho ai chưa? Việc truyền giáo chưa bao giờ là bằng phẳng.
Con đường ấy rồi luôn có những lúc “Máu
sẽ đổ ra để cho nhiều người được tha tội” (Mt 26,28) rồi được
trở lại và nên Một với Con của Người. Trong cuốn sách Hãy để Đức Kitô chiếm lấy bạn tôi
đã đọc cách đây mấy năm có câu nói của vị linh hướng người Pháp nói về việc
truyền giáo thế này: “Đức
Ki-tô của việc truyền giáo không phải là một Đức Ki-tô trong nước hoa hồng, một
Đức Ki-tô trong đường ngọt”. Ngay khi đọc được đoạn ấy, tôi thốt
lên “Ai mà làm được như
Đấng Thánh ấy! Ôi thật là một con người Điên”.
Cánh đồng
truyền giáo ở vùng cao luôn nở rộ những bông vàng nặng trĩu, đợi chờ những bước
chân tới gặt hái để đầy mùa, rồi đầy giỏ đầy thuyền, chúng ta bội thu những
nhân chứng cho Tin Mừng thời đại số, thời đại của những thức ăn nhanh công
nghiệp mau qua chóng hết. Cánh đồng ấy mướt mát xanh trên những ngọn đồi ruộng
bậc thang hùng vĩ mời gọi những “người điên” vì sứ mạng cuộc đời đến gieo hạt
và rồi “điên” thật nhiều hơn đến đó để thu hoạch. Chúng ta phải “Điên rồ” lên
khi lao mình vào những trận chiến linh hồn để hầu muốn thu phục những linh hồn
ấy về với Trời bởi chúng ta là những người được tuyển chọn, hãy “Điên” trong
quyền năng và sự khôn ngoan của Thiên Chúa suốt cuộc đời. (1Cr 1,24). Chỉ khi
ấy, chúng ta mới viên mãn trong suối nguồn Tình yêu đích thực, được gặm nhấm
từng chút ân ban chảy không ngừng trên cuộc đời lữ hành.
Hôm ấy, tôi rời
Pác Nặm đi, vùng trời nhìn đẹp lắm, quyện lòng tôi nhiều suy nghĩ vấn vương và
cả những thổn thức tim lòng cho việc truyền giáo:
Chiều rời Pác Nặm hoàng
hôn xuống
ráng chiều ngất trời ôi
đầy mây
nhận chìm hồn trí thuở nao
núng,
đã biết không sầu chẳng
cách biệt
cớ sao mà lại có yêu
thương
Ôi hỡi những lòng người ta
gặp
Đây muôn dặm trường nhiều
lắng suy
Mang theo bốn mùa, mà xuân
này màu tưởng nhớ
Chẳng thề giăng gió cũng
tơ vương…
Đăng nhận xét